Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng lên. Do đó, việc xuất khẩu cà phê cũng được đẩy mạnh hơn. Đồng thời, khi thực hiện thủ tục xuất khẩu cà phê các doanh nghiệp cần nắm rõ các thông tư văn bản theo quy định pháp luật. Việc này sẽ giúp cho quá trình xuất khẩu sản phẩm này diễn ra một cách thuận tiện hơn.
Quy định về thuế xuất khẩu cà phê
Thực tế cho thấy cà phê không thuộc danh mục hàng hoá bị cấm hoặc hạn chế xuất khẩu. Vì thế doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm này theo quy định hải quan thông thường. Ngoài ra, đây cũng là một trong những mặt hàng được ưu tiên xuất khẩu ở Việt Nam nên bạn không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào khi xuất khẩu cà phê ra thị trường ngoài nước.
Nông sản cà phê nằm trong nhóm hàng hoá thuộc chương 9: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị. Có thể nhận thấy các mặt hàng thuộc nhóm này hơi khá đa dạng và không dễ để nhận diện từng loại. Do đó doanh nghiệp phải căn cứ vào tính chất cấu tạo, cách chế biến cũng như thực tế mẫu hàng để áp dụng mã HS code phù hợp khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê.
Dựa vào biểu thuế xuất khẩu, bạn có thể tham khảo mã HS code của cà phê theo 2 loại như sau:
Theo đó, thuế xuất khẩu cà phê là 0% và thuế VAT cũng là 0%. Nhờ đó, sản lượng xuất khẩu cà phê luôn chiếm tỉ trọng lớn trong biểu đồ phát triển ngoại thương của nước ta.
Thuế xuất khẩu của mặt hàng cà phê là 0%
Một lưu ý hết sức quan trọng trước khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê chính là xác định với đối tác nhập khẩu có cần yêu cầu kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không. Điều này giúp công ty xuất khẩu tránh được rủi ro hàng bị trả về vì không đủ điều kiện nhập khẩu ở nước ngoài.
Tổng cục Hải Quan có trách nhiệm cập nhật danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch cho hàng hoá. Từ đó họ ứng dụng vào phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào quốc gia có yêu cầu kiểm dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện. Cơ quan Hải Quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch đúng quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật rất cần thiết khi thực hiện thủ tục xuất khẩu cà phê
Như đã biết, Việt Nam là thành viên tham gia Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC), tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Đồng thời nước ta cũng đã ký kết các Hiệp định hợp tác về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật với một số nước khác như: Cu Ba, Nga, Mông Cổ, Chile, Rumani, Trung Quốc, Belarus, Uzbekistan, Kazakhstan. Chính vì vậy, các lô hàng cà phê xuất khẩu đến những quốc gia này phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quốc gia kèm theo mỗi lô hàng.
Chuẩn bị hồ sơ (các chứng từ cụ thể – thừa hơn thiếu)
Thực tế cho thấy, việc chuẩn bị tốt hồ sơ xuất khẩu để hàng hoá được thông quan qua cửa khẩu ra biển là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, bạn còn phải chuẩn bị thêm đầy đủ các chứng từ khác theo yêu cầu của nơi nhập khẩu. sau đây:
Các chứng từ này chính là điều kiện để lô hàng hoá được nhập cảng tại cửa khẩu nước khác. Do đó, bạn hãy hoàn thiện chúng một cách đầy đủ nhất trước khi xuất cảng nhé.
Quy định về thuế xuất nhập khẩu và HS code
Quy định về thuế là một vấn đề quan trọng trong thủ tục xuất khẩu cà phê. Bởi mức thuế xuất khẩu sẽ được nhà nước quy định riêng cho từng nhóm mặt hàng khác nhau. Điều đó được xác định chính xác dựa trên mã HS code của mỗi sản phẩm. Cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này ngày sau đây nhé.
Quy cách đóng gói cà phê xuất khẩu
Để một sản phẩm cà phê Việt Nam có thể đến tay của các nước bạn, bao bì cà phê phải được đóng gói kỹ lưỡng, có in đầy đủ thông tin nhãn mác, nơi sản xuất, hạn sử dụng và các tỷ lệ đặc biệt khác.
Ngoài ra, trước khi được đóng gói vào bao bì, chúng phải trải qua sự kiểm định khắt khe về chất lượng cũng như độ ẩm cho phép, liệu đã đạt tiêu chuẩn hay chưa. Bên cạnh đó, nếu sản phẩm cà phê đã rang xay thì thường được đóng trong túi 30kg, còn các sản phẩm cà phê thô sẽ được đóng theo túi có trọng lượng 60kg.
Những loại container theo tiêu chuẩn quy cách đóng gói cà phê xuất khẩu:
Hiện nay có 3 loại kích thước container đạt tiêu chuẩn ISO là container 20 feet, 40 feet và 45′. Tùy thuộc vào loại hàng hóa của bạn mà chọn loại container tương ứng. Sau đây là kích thước phủ bì của container:
Container 20 feet: Dài 6,060m; Rộng 2,440m; Cao 2,590m
Container 40 feet: Dài 12,190m; Rộng 2,440m; Cao 2,590m
Container 45 feet: Dài 13,716m; Rộng 2,500m; Cao 2,896m
Một trong những vấn đề mà người dùng thường bỏ qua khi tìm hiểu cách đóng gói cà phê xuất khẩu đó là bảo quản cà phê. Bởi vì thời gian vận chuyển hàng hóa sẽ tốn rất nhiều thời gian và có thể gặp phải thời tiết không thuận lợi. Vì thế, cà phê có thể bị hư hỏng, nấm mốc trước khi tới tay người sử dụng.
Vậy nên, doanh nghiệp cần đảm bảo những vấn đề sau:
Bao bì được đóng gói kín hoàn toàn, không được để không khí lọt vào
Container chứa hàng phải khô ráo, có nhiệt độ vừa phải
Trang bị những dụng cụ hút ẩm để hạn chế không khí ẩm tiếp xúc với hạt cà phê
Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,…
Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan
Định mức sản xuất, quy trình sản xuất
Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua..)
Quy định của pháp luật về xuất khẩu cà phê
Căn cứ theo thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ Công thương. Thì mặt hàng cà phê không nằm trong danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu. Bên cạnh đó thì cà phê cũng không thuộc danh mục hàng hóa phải xin giấy phép khi xuất khẩu. Chính vì vậy doanh nghiệp có thể xuất khẩu cafe đi những nước khác hoàn toàn bình thường.
Thông tư số 75/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn quốc gia về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hoạt động sản xuất nông sản.
Thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu cà phê
Trước 2-3 ngày vận chuyển lô hàng cà phê, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng cà phê xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật.
– Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật gồm có:
Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu)
Danh sách đóng gói (Packing List)
Giấy ủy quyền ủy thác làm thủ tục kiểm dịch (nếu có)
Mẫu của lô hàng cà phê xuất khẩu
– Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:
Đăng ký kiểm dịch: Nhà xuất khẩu gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật và khai báo trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Lấy mẫu: Chủ hàng cần đăng ký kiểm dịch ít nhất trước 1-2 ngày mang hàng ra cảng. Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu. Mẫu có thể kiểm dịch tại cảng hoặc tại nhà máy.
Khai báo thông tin: Khai báo các thông tin về lô hàng lên hệ thống để ra chứng thư nháp.
Bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư: Sau khi kiểm tra các thông tin trên chứng thư nháp, xác nhận hoặc sửa chữa với cơ quan kiểm dịch thì tiến hành bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư gốc.
Lưu ý: Lần đầu bên kiểm dịch thực vật có thể sẽ về tại cơ sở để kiểm tra hàng hóa hoặc sẽ kiểm tại cảng. Các lần sau doanh nghiệp có thể chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để kiểm tra hàng, tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp.