REVIEW SÁCH HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG
Đánh giá cá nhân về cuốn sách Hành trình về Phương Đông
Đối với mình, cuốn sách này hơi khó đọc, bởi nó mang đậm tính minh triết, tôn giáo, rèn luyện thể xác và tinh thần. “Hành trình về Phương Đông” có thể coi là một cuốn sách đại cương cho những cuốn sách kỹ năng sống dạy chúng ta cách làm sao để sống vui sống khỏe.
Có một quan điểm trong cuốn sách mà mình cảm thấy rất ấn tượng đó chính là “Hạnh phúc ở bên trong mỗi chúng ta”. Cuốn sách cũng có nhắc đến “Con người cần khám phá rằng, hạnh phúc ở trong tâm mình. Hiện nay, phần lớn đều tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài, nhưng ngoại cảnh chỉ đem lại các giải trí trong chốc lát thay vì hạnh phúc vô biên. Tất cả phương pháp tìm kiếm bên ngoài đều vô vọng, con người phải biết quay về nội tâm vì mọi hình tướng, nghi thức đều là sự áp chế.”
Bạn có để ý không, khi mà chúng ta cảm thấy buồn dù ta có làm gì cũng cảm thấy buồn hoặc nỗi buồn có thể bị át đi trong một thời gian ngắn bởi một số yếu tố ngoại cảnh tác động nhưng khi nó kết thúc nỗi buồn lại quay về.
Ngược lại, khi chúng ta tích cực dù trong hoàn cảnh khó khăn nào chúng ta cũng sẽ tìm thấy tia sáng để vượt qua chúng.
Trong cuốn sách này, tác giả cũng đưa ra một quan điểm khá thú vị về việc đọc sách rằng, hãy coi sách vở giống như một cái la bàn. Trong cuốn sách tác giả có viết “Mọi sự hiểu biết mà không do mình tìm ra thì thật ra chỉ là một sự hiểu biết hời hợt, nông cạn. Sự hiểu biết do người khác mang lại dù bằng bất cứ phương tiện nào thì cũng chỉ là kinh nghiệm của người”. Chúng ta thực sự hiểu vấn đề khi chúng ta cũng trải nghiệm một tình huống tương tự. Mình tin rằng, để hiểu sâu về một vấn đề hay một tri thức nào đó chúng ta cần hiểu về cách mà chúng xuất hiện trong thực tiễn như thế nào.
Có thể nói đây là một tác phẩm rất giàu giá trị với nhiều bài học thú vị, bởi vậy, nếu có cơ hội hãy thử tìm đọc cuốn sách này nhé.
Trên đây là một số chia sẻ về cuốn sách Hành trình về Phương Đông mà Oreka muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về cuốn sách đắc biệt này.
Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Oreka và mọi người cùng biết nhé.
Khám phá kho sách cũ giá rẻ trên Oreka ngay.
Hành trình về Phương Đông nói về điều gì?
Không chỉ đơn thuần là cuốn ghi chép về cuộc du khảo, cuốn sách còn mang đến nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống, hạnh phúc, con người và sự giải thoát.
Điều này cuốn hút các thành viên trong đoàn thám hiểm, làm chệch hướng mục tiêu ban đầu của đoàn là đi lý giải những điều huyền bí. Do đó, chính quyền Anh đã ra lệnh: một là trở về và không được bất kỳ điều gì xảy ra tại Ấn Độ; hai là, bỏ lại tất cả và tiếp tục hành trình. Sau đó, chỉ có 3 nhà khoa học tiếp tục hành trình đi tìm sự thật về cuộc sống và thu hành tại dãy Hy Mã Lạp Sơn, trong đó có tác giả Spalding.
Cuốn sách có tổng cộng 10 chương, mỗi chương đề cập đến những cuộc gặp gỡ với các đạo sư, người hướng dẫn thay đổi lối suy nghĩ về triết lý và tâm linh của đoàn thám hiểm.
Cuốn sách chủ yếu tập trung vào những điều tích cực của triết lý và phong cách sống đến sự tu hành và trải nghiệm của các đạo sư và nền văn hóa phương Đông.
Đọc thêm: Review Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi Chi Tiết
Giới thiệu về Baird T. Spalding
Baird Thomas Spalding (Baird T. Spalding) sinh năm 1872 và mất năm 1953, ông là tác giả của hàng loạt tác phẩm “Life and Teaching of the Masters of the Far East” (Cuộc đời các chân sư Phương Đông).
Ông làm kỹ sư khai thác mỏ ở miền Tây nước Mỹ trong phần lớn thời gian cuộc đời của mình.
Ông xuất bản cuốn sách đầu tiên là “Life and Teaching of the Masters of the Far East” – kể về chuyến đi Ấn Độ và Tây Tạng của một nhóm nghiên cứu gồm 11 nhà khoa học vào năm 1894.
Trước khi qua đời vào năm 1953, ông đã kịp xuất bản 3 tập bổ sung. Các tập 5, 6 được DeVorss & Co xuất bản từ các bài viết khác nhau mà Spalding đã viết.
Dù đã qua đời nhưng các tác phẩm của ông vẫn tiếp tục được in và giúp phổ biến hơn về khái niệm Chân sư Thăng thiên.
Sơ lược về cuốn sách Hành trình về Phương Đông
“Hành trình về Phương Đông” là ấn bản bằng tiếng Việt của tác giả Nguyên Phong, xuất bản năm 1975. Nó giống như bản phóng tác của một cuốn sách gốc của tác giả Baird Thomas Spalding xuất bản lần đầu vào năm 1924 tại Ấn Độ (NXB Adyar).
Cuốn sách này được đánh giá hay hơn bản gốc do Spalding viết, bởi tác giả Nguyên Phong có sự gần gũi hơn với văn hóa Phương Đông.
Bên cạnh đó, các tư tưởng và tình tiết trong bản phóng tác rất phù hợp với quan điểm của phần lớn người bản địa, điều này cũng lý giải tại sao cuốn sách này phổ biến tại Việt Nam.
Cuốn sách “Hành trình về Phương Đông” còn có một bản tiếng Anh có tên là “Journey to the East” được xuất bản vào năm 2009.
“Hành trình về Phương Đông” là cuốn sách ghi chép về cuộc du khảo cùng đoàn khoa học Hoàng gia Anh đến Ấn Độ và các vùng lân cận để khám phá thế giới của những sự huyền bí mà chưa thể giải thích hay chứng minh bằng khoa học thực nghiệm.
Sau từng chặng đường và gặp gỡ những con người phi phàm, cái nhìn về phương Đông của họ dần có sự thay đổi. Họ dần nhận ra những triết lý sâu xa về cuộc sống, hạnh phúc, con người, sự giải thoát, v.v. Từ đó, lôi cuốn họ vào hành trình khám phá chúng, chứ không còn đơn thuần là giải mã những điều huyền bí.
Ngay sau khi ra mắt, cuốn sách đã vướng phải sự tranh cãi gay gắt của dư luận tại Anh, Mỹ và Châu Âu. Vì một số lý do, Chính phủ Anh đã cấm phát hành tại quốc gia này, và rồi Chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra, cuốn sách không được xuất bản thêm bất kỳ lần nào khác. Mãi cho đến năm 1975 cuốn sách này mới xuất bản bản phóng tác (bản Tiếng Việt) của tác giả Nguyên Phong.
Theo đó, “Hành trình về Phương Đông” được đánh giá là tác phẩm đương đại độc đáo về văn hóa phương Đông.
Cuốn sách bao gồm 10 chương, với nội dung từng chương là:
Đọc thêm: Top 15+ Cuốn Sách Kỹ Năng Sống Hữu Ích
Độc giả đánh giá về cuốn sách Hành trình về Phương Đông
Trên trang Goodreads, cuốn sách này nhận được đánh giá trung bình 4.25/5.00 của hơn 4.400 độc giả. “Hành trình về Phương Đông” trên Shopee ghi nhận hơn 9000 lượt mua.
Độc giá review sách “Hành trình về Phương Đông” như thế nào? Cùng Oreka khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Nhà thơ, họa sĩ C.J. Prince chia sẻ cảm nhận về cuốn sách này như sau:
Tôi đã mua một cuốn sách bìa cứng màu nâu tại hiệu sách siêu hình ở Mentone, California vào năm 1967. Ngồi dưới kim tự tháp, tôi đọc một vài trang rồi mua cuốn đầu tiên. Cuối cùng tôi đã đọc hết tất cả. Những cuốn sách này đã ảnh hưởng đến con đường tâm linh của tôi và dẫn dắt tôi khám phá nhiều chân lý mà trước đây tôi chưa từng biết. Đây là một cuốn sách bí truyền phải đọc.
Bạn đọc có nickname Thaodocsachchovui chia sẻ cảm nhận sau khi đọc xong cuốn sách “Hành trình về Phương Đông” như sau:
Mình là một người chưa từng có một trải nghiệm tâm linh nào. Quyển này đối với mình như kiểu một quyển nhập môn, bước vào một thế giới, một thể loại mới mà trước nay mình không biết hoặc hiểu sai.Tuy viết khá lâu rồi nhưng sách không hề khó đọc đối với mình, ngược lại mình thấy khá thu hút, chắc vì nó thỏa mãn sự tò mò, khao khát muốn biết thêm về những điều huyền bí trong mình.Tuy nhiên, literally đây là một quyển non fiction vứt kiến thức vào mặt mọi người bồm bộp, nên đôi khi cảm thấy bị ngợp ý.Tựu chung lại, mình thích quyển này và mình cảm thấy được mở mang đầu óc khá nhiều khi đọc nó.
Với hoàn cảnh cũng như thời gian ra đời của quyển sách này thì những triết lý, và học thuyết của các vị chân sư trong sách là rất đáng để lưu tâm. Vì những năm sau đó đã xuất hiện các học thuyết khoa học tương tự như vậy được công nhận. Thú thật thì đây là một quyển sách rất khó để đánh giá với kiến thức của tôi hiện tại. Liệu mọi sự việc trong sách đã được ghi lại một cách chính xác và khách quan? Những “phép màu” đó thật sự tồn tại ư? Có lẽ tôi cần phải đi và trải nghiệm thêm nhiều hơn nữa mới có một câu trả lời công tâm được. Nhưng bên cạnh đó, giả sử như thay vì nền tri thức kĩ thuật, logic được phát triển mạnh mẽ như hiện tại mà thay vào đó là nền tri thức tâm linh thì sao? Liệu con người có đang phát triển tri thức theo con đường đúng đắn khi mà vũ trụ rộng lớn như vậy mà với tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật hiện tại thì mất bao lâu để có thể tìm hiểu rõ được nó? Khoa học hiện tại chỉ có thể phát triển một cách giới hạn vì những gì ta thấy, quan sát được bằng mắt thường là có giới hạn. Cũng chính vì vậy mà về những năm sau này vật lí lý thuyết cũng đã phát triển mạnh mẽ hơn vật lí ứng dụng. Vì để tìm hiểu được bản chất của vũ trụ và sự hiện diện thì cần phải vượt qua được giới hạn quan sát của giác quan thông thường. Liệu sự “đắc đạo” của các chân sư trong quyển sách có phải là thứ mà tri thức hiện nay tìm kiếm để có những bước tiến bộ nhanh hơn? Hay đó cũng chỉ là một trong các lí thuyết đến từ trí tưởng tượng mà thôi?
Bạn đọc có nickname Robin Tobin, có chia sẻ ngắn gọn về cảm nhận sau khi đọc xong cuốn sách này như sau:
Đây thực sự là liều thuốc chữa lành cho tâm hồn… Một cái nhìn thoáng qua về những bậc thầy thông thái bí ẩn.
Đọc thêm: Review Sách Hiểu Về Trái Tim Chi Tiết