Bộ Luật Dân Sự Trung Quốc 2020 - Bản Dịch Và Lược Giải Pdf

Bộ Luật Dân Sự Trung Quốc 2020 - Bản Dịch Và Lược Giải Pdf

Thi hành án dân sự là hoạt động nhằm mục đích đưa phán quyết của Tòa án đi vào thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, thủ tục này rất phức tạp và có khả năng kéo dài gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Do đó, Dịch vụ Luật sư giải quyết thi hành án được ra đời nhằm giúp khách hàng giải quyết những khó khăn này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số chỉ dẫn pháp lý về thủ tục luật định và những công việc Luật sư phải làm để hiểu rõ hơn về dịch vụ pháp lý này nhé.

Người phải nộp phí thi hành án dân sự

Tại khoản 7 Điều 3 Luật THADS 2008 quy định về trách nhiệm nộp phí thi hành án dân sự như sau:

“ Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định”, như vậy người có trách nhiệm nộp phí thi hành án dân sự là người được thi hành án, tức là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.

Đối với mức phí thi hành án được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC như sau:

Thứ nhất, người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự như sau:

Thứ hai, đối với vụ việc chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án (chỉ cần một trong các bên có yêu cầu thi hành án), thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận.

Ví dụ: Tòa án xử ly hôn giữa ông A và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B được nhận nhà trị giá là 500.000.000 đồng và phải thanh toán cho ông A 200.000.000 đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án dân sự mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:

Số phí thi hành án dân sự ông A phải nộp là: 3% x 200.000.000 đồng = 6.000.000 đồng;

Số phí thi hành án dân sự bà B phải nộp là: 3% x (500.000.000 đồng – 200.000.000 đồng) = 9.000.000 đồng.

Thứ ba, đối với trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà Chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.

Thứ tư, đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 Điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này.

Thứ năm, trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận.

Cơ quan thu phí thi hành án dân sự

Tại Điều 3 Thông tư số 216/2016/TT-BTC này quy định: “Cơ quan thi hành án dân sự là tổ chức thu phí thi hành án dân sự”. Theo đó cơ quan THADS nơi tổ chức thi hành vụ việc, nơi chi trả tiền, tài sản cho người được thi hành án là cơ quan có trách nhiệm thu phí thi hành án.

Dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án dân sự tận tâm

Khiếu nại hành vi thi hành án trái quy định pháp luật.

Trong trường hợp có căn cứ xác định Chấp hành viên hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình thi hành án có hành vi trái quy định pháp luật, luật sư tư vấn, hỗ trợ khách hàng thực hiện quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết thỏa đáng.

Tố giác khi có dấu hiệu hình sự trong quá trình thi hành án.

Khi phát hiện các chủ thể liên quan trong hoạt động thi hành án dân sự khách hàng có dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật hình sự, luật sư tư vấn quyền tố giác, thủ tục tố giác tội phạm để khách hàng thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, hạn chế những rũi ro không cần thiết trong quá trình thi hành án.

Trên đây là bài viết về dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án dân sự tại Long Phan PMT. Nếu Quý khách có nhu cầu cần được hỗ trợ gửi tài liệu, đặt lịch gặp luật sư trao đổi qua tổng đài vui lòng liên hệ chúng tôi theo số Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau.

Tư vấn, lên phương án thi hành án

Luật sư nhận ủy quyền khách hàng thực hiện yêu cầu thi hành án dân sự, các công việc khác liên quan trong quá trình thi hành án để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

Luật sư thực hiện các hoạt động xác minh thu thập tài chứng cứ về điều kiện thi hành án. Liên hệ yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin cần thiết để thực hiện xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trong trường hợp cần thiết luật sư đề nghị Chấp hành viên thu thập tài liệu chứng cứ theo đúng thẩm quyền được quy định.

Trình tự thủ tục thi hành một bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án Dân sự (Luật THADS) 2008 thì trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Thời hạn này cũng chính là thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Ngoài ra, trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Theo quy định tại Điều 31 Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung sau đây:

Bên cạnh đó, người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan để chứng minh quyền yêu cầu thi hành án và các tiêu chí khác tùy vào những trường hợp cụ thể.

Hiện nay, người yêu cầu thi hành án thực hiện soạn thảo đơn yêu cầu thi hành án theo mẫu số D04-THADS đơn yêu cầu thi hành án dân sự được ban hành kèm theo thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục về quản lý hành chính và nghiệp vụ trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ tư pháp ban hành.

Căn cứ Điều 36 Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án. Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.

Bên cạnh đó, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cũng có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án mà không cần đợi có yêu cầu thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định sau:

Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án. Đối với quyết định của Tòa án giải quyết phá sản thì phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Những trường hợp còn lại thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.

Quyết định thi hành án phải có đầy đủ các nội dung sau đây:

Theo quy định tại Điều 38 Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014, sau khi ra quyết định thi hành án thì cơ quan thi hành án gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc. Đối với quyết định cưỡng chế thi hành án, ngoài Viện kiểm sát thì cơ quan thi hành án phải gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.

Cùng với việc gửi quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát cùng cấp thì cơ quan thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ.

Ngoài quyết định thi hành án thì cơ quan thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó như giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án theo quy định tại Điều 39 Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014.

Trong trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì việc thông báo này phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc.  Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức sau đây:

Việc xác minh điều kiện thi hành án được quy định cụ thể tại Điều 44 Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014, cụ thể như sau:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay. Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Khi xác minh điều kiện thi hành án, Chấp hành viên có trách nhiệm sau đây:

Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án, cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự.

Tuy nhiên cần lưu ý trường hợp người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

Việc cưỡng chế thi hành án dân sự phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật

Hết thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án mà người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 46 Luật THADS 2008.

Căn cứ quy định tại Điều 71 Luật THADS thì có các biện pháp cưỡng chế thi hành án như sau:

Trong trường hợp cần huy động lực lượng, Chấp hành viên lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án có các nội dung chính theo Điều 72 Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014 sau đây:

Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch, yêu cầu của Chấp hành viên.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lập phương án bảo vệ cưỡng chế. Cơ quan Công an có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội.

Căn cứ Điều 87 Luật THADS 2008 thì những tài sản sau đây không được kê biên

Một là, tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.

Hai là, tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:

Ba là, tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.

Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được ủy quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.

Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khóa, phá khóa, mở gói thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khóa, mở gói; nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khóa, phá khóa hoặc mở gói, trong trường hợp này phải có người làm chứng. Người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khóa, phá khóa, mở gói.

Trường hợp cần thiết, sau khi mở khóa, phá khóa, mở gói, Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo quy định tại Điều 58 của Luật THADS 2008. Việc mở khóa, phá khóa, mở gói hoặc niêm phong phải lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia và người làm chứng.

Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ các nội dung theo Điều 88 Luật THADS 2008 như sau:

Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.

Tùy vào từng loại tài sản cũng như tính chất của tài sản tại thời điểm thi hành án mà pháp luật thi hành án dân sự có quy định riêng biệt, có thể liệt kê theo Luật THADS như sau: