Nghệ sĩ Kim Hương tên thật là Lê Thị Xưa, sinh năm 1952 tại TP.HCM. Khi lên 10 tuổi, Kim Hương đã say mê tiếng hát của nữ nghệ sĩ Thanh Nga nên đã nài nỉ cha mẹ cho theo học ca cổ nhạc. Sau đó cô may mắn được nhạc sĩ Út Trong nhận làm đệ tử và được học tất cả bài bản nhỏ của sân khấu trong hai năm. Cũng chính nghệ sĩ Út Trong đã đặt cho cô nghệ danh Kim Hương.
NS Kim Hương: Xế chiều ngẫm lại cũng buồn vì xinh đẹp, hát hay nhưng không nổi tiếng
Về đời tư, chia sẻ trong talkshow "Người kể chuyện đời" hồi tháng 3/2023, nghệ sĩ Kim Hương cho biết bà lập gia đình năm 38 tuổi. Cuộc hôn nhân của bà nhờ sự giới thiệu của vợ chồng nghệ sĩ Út Bạch Lan. Tuy nhiên, kết hôn được vài năm thì vợ chồng bà chia tay vì tính cách không hợp nhau.
"Chồng tôi không làm nghệ thuật. Khi sống chung thì vợ chồng mâu thuẫn, có được đứa con gái thì chia tay. Tôi giữ và nuôi con gần 30 năm qua. Khi đó tôi buồn lắm, tại sao mình là nghệ sĩ Kim Hương mà gặp trường hợp như vậy. Nếu mình không là nghệ sĩ thì chắc không đến nỗi. Sau này tôi còn gặp một biến cố khác nữa mà không tiện kể, nhưng nó khiến tôi uất ức, muốn buông bỏ mọi thứ", nghệ sĩ chia sẻ.
Đời tư không trọn vẹn là thế, khi ở tuổi xế chiều, nhìn lại con đường nghệ thuật, nhiều ý kiến cho rằng nghệ sĩ Kim Hương xinh đẹp, hát hay nhưng không nổi tiếng. Bà thừa nhận bản thân rất buồn. Nghệ sĩ cải lương bộc bạch: "Nhiều cái để tôi buồn lắm, nhiều người hỏi tôi ngày xưa hát với chị Thanh Nga, anh Thanh Sang, những người đó nổi tiếng mà sao bản thân lại không nổi tiếng. Tôi về nằm suy nghĩ thấy đúng, mình cũng làm dữ dằn lắm mà sao thấy mình không có gì.
Nữ nghệ sĩ thừa nhận bà buồn trước lời nhận xét có tài năng nhưng không được nổi tiếng
Nhưng tôi cũng suy nghĩ lại, thời tôi được hát: Bên cầu dệt lụa, Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga... bước đường tôi đi bị chông gai, chướng ngại vật, bị ganh ghét nhiều lắm. Người ta bảo tôi không phải là ngôi sao, không là gì cả. Nhưng tôi thấy bình thường, giờ tôi đã chọn con đường là tổ chức biểu diễn, một người đứng phía sau nên không màng".
Trải qua nhiều sóng gió, nghệ sĩ Kim Hương hài lòng với cuộc sống hiện tại. Bà tự hào vì được sống với công việc mà mình yêu thích. Bà tâm sự: "Tôi vẫn ước mong được gặp các anh chị bên phim, kịch, nếu có cơ hội mà ai mời tôi sẽ tham gia. Tôi không đòi hỏi, bây giờ sức khỏe tốt là mừng rồi. Cách đây 20 năm, tôi suy nghĩ còn kém lắm, không hiểu sâu như bây giờ. Hiện tại tôi biết nhìn, biết thông cảm, chia sẻ. Bây giờ có 100.000 đồng một ngày tôi vẫn sống được, có 50.000 đồng cũng sống được chứ không đòi hỏi".
Nghệ sĩ Kim Hương tâm sự chuyện đời và chuyện nghề
Nghệ sĩ Kim Hương sinh năm 1952, quê ở xã An Phú Tây, Bình Chánh, là một nghệ sĩ cải lương từng thay thế Thanh Nga đóng vai Dương Vân Nga năm 1978. Kim Hương còn biết đến rộng rãi trong làng nhạc vàng miền Nam trước 1975 với cái tên Ngọc Tuyền, đã hát chung với Chế Linh trong các bài hát Đêm Gọi Người Yêu:
Em ngồi ôm nỗi niềm ưu phiền Buồn vì mưa rơi giận anh không đến Cho dù anh có nhớ hay quên Sớm mai em bắt anh đền Bằng trăm ngàn nụ hôn trìu mến…
Khi lên 10 tuổi, Kim Hương đã say mê tiếng hát của nữ nghệ sĩ Thanh Nga nên đã nài nỉ cha mẹ cho theo học ca cổ nhạc. Sau đó cô may mắn được nhạc sĩ Út Trong nhận làm đệ tử và được học tất cả bài bản nhỏ của sân khấu trong hai năm. Cũng chính nghệ sĩ Út Trong đã đặt cho cô nghệ danh Kim Hương.
Tuy vẫn ở nhà trường học văn hóa, mỗi lần nghe lại bản vọng cổ “Lắng Tiếng Chuông Ngân”, Kim Hương luôn cảm thấy như có tiếng gọi nào đó thôi thúc mình bước vào nghề sân khấu, và đến năm 12 tuổi thì cô được toại nguyện với sự đồng ý của cha mẹ. Thân phụ Kim Hương vốn quen thân với một giám đốc ngân hàng, là chồng của nữ nghệ sĩ nổi tiếng Bích Thuận, nên đã gởi gắm cô vào đoàn Thăng Long Huỳnh Thái ở rạp Aristo, nơi Bích Thuận đang là đào chánh tại đây.
Sau đó Kim Hương được nghệ sĩ Bích Thuận nhận làm con nuôi và hướng dẫn diễn xuất qua các vai đào con trong vở Giông Tố Đêm Thu, Phấn Hương… Chỉ hai tháng sau Kim Hương lại rời sân khấu vì còn quá nhỏ.
Cô lại về nhà tiếp tục học thêm cổ nhạc với nhạc sĩ Hai Khuê, rồi lại được thầy giới thiệu cô vào học khóa đàn tranh ở trường Quốc gia âm nhạc và Kịch nghệ và học ca thêm các bài bản lớn. Sau khi ra trường, một năm sau, 1967, Kim Hương đi theo Bích Sơn hát ở đoàn Trăng Mùa Thu của bầu Nho, qua các vở diễn: Qua Mùa Giông Tố, Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà, Công Chúa Thủy Tề, Bà Chúa Đền Vàng… Đoàn có những nghệ sĩ như Bích Sơn, Thanh Kim Lệ, Như Hà, Như Hạnh, Đắc Thành, Kiều Trúc Phương, Hoài Trúc Phương…
Đầu năm 1968, Kim Hương đã được 16 tuổi, đoàn Kim Chưởng mời cô về cộng tác, vừa tập vở “Người Nhạn Trắng”, chưa hát được thì đúng dịp Tết Mậu Thân, đoàn phải tạm ngưng hoạt động. Khi đoàn hát trở lại, Kim Hương đã tham gia những vở: Người Nhạn Trắng, Một Cành Miên Hương, Con Trai Người Nhạn Trắng, Hắc Long Huyết Trận, Chín Đường Tuyệt Kiếm, Hoa Biển… Đoàn Kim Chưởng là đoàn vốn lưu diễn thường xuyên, ít khi ở lâu tại Sài Gòn, nên đầu năm 1969 song thân Kim Hương không cô theo đoàn nữa. Cô rời đoàn rồi sau đó cộng tác với chương trình tivi của Thanh Tòng qua vài vở Hồ Quảng…
Năm 1972, sinh hoạt sân khấu cải lương bị bế tắc, các rạp hát bị phim chưởng lấn chiếm hết, nghệ sĩ sân khấu phải đi đóng phim, hát ở các show tivi, đại nhạc hội để kiếm sống. Kim Hương ghi danh theo học ca tân nhạc ở lớp nhạc Lê Minh Bằng ờ đường Hai Bà Trưng. Cô được thầy chọn nghệ danh là Ngọc Tuyền, cùng học tân nhạc với cô còn có Tài Lương, Giáng Thu, Mạnh Quỳnh, Trang Mỹ Dung… Bấy giờ, lớp nhạc Lê Minh Bằng có lập thêm quán ca nhạc “Làng Văn” ở đường Phan Kế Bính để cho các học viên có môi trường hoạt động, luyện tập nghề nghiệp vững vàng.
Một năm sau, thấy nữ ca sĩ Ngọc Tuyền đã được nhiều người ưa thích, giọng ca và kỹ thuật khá điêu luyện qua những bản như: Sang Ngang, Nắng Chiều, Đường Xưa Lối Cũ, Thôi, Tà Áo Cưới, Hai Mùa Mưa, Kiếp Nghèo, Phố Buồn… các thầy của cô mới giới thiệu cô qua hát ở nhà hàng ca nhạc Pha Lê ở đường Công Lý. Nhạc trưởng của vũ trường là Huỳnh Hiếu (con của nghệ sĩ Tư Chơi, Huỳnh Thủ Trung) đã hướng dẫn thêm cho Ngọc Tuyền về nghề nghiệp.
Sau đó bà Hai Hà, vợ của Huỳnh Hiếu, xem Ngọc Tuyền hát thấy cô có vẻ quen quen, rồi nhớ lại đây chính là cô đào hát trong vở Hồ Quảng của Thanh Tòng trên tivi, gương mặt lại giống người Trung Hoa mới có sáng kiến khuyên cô nên đi học ca tiếng Hoa vốn rất được ưa thích lúc bấy giờ ở các phòng trà ca nhạc vũ trường, bởi vì ca sĩ hát tiếng Pháp, tiếng Anh đã có quá nhiều. Thế là từ đó Ngọc Tuyền tập thử ca vài bài tiếng Hoa với bộ đồ sẩm duyên dáng, quả nhiên đã thành công một cách bất ngờ, nổi danh qua các bản nhạc Hoa lời Việt là Bao Giờ Anh Trở Lại, Hải Âu Phi Xứ, Mùa Thu Lá Bay, Nước Mắt Người Yêu, Tình Yêu Lamona, Mỹ Lan Mỹ Lan…
Nhờ vậy mà Ngọc Tuyền được mời hát ở nhiều phòng trà, vũ trường như Tự Do, Palaco, Are-En-Ciel, Bách Hỷ, Mỹ Mãn, Liberty… Ngọc Tuyền ca tiếng Hoa thạo đến nỗi có nhiều người tưởng rằng cô là người Trung Hoa chứ không ai nghĩ cô là người Việt Nam.
Từng rèn luyện gần 10 năm ở sân khấu cải lương, nhưng cô hoạt động tân nhạc như vậy cho tới 1975. Cũng trong thời gian này, cô đã có cơ duyên quen biết thân tình với vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga.
Một thời gian sau biến cố 1975, đoàn Thanh Minh được tái lập và thành công qua hai tiết mục đầu tiên: Tấm Lòng Của Biển, Hoa Mộc Lan. Đến khi tập vở thứ ba là “Bên Cầu Dệt Lụa”, Thanh Nga vào vai Quỳnh Nga, Bạch Lê vai công chúa Bích Vân, các vai khác đều có đủ, chỉ thiếu người đóng vai Tiểu Loan. Vì vậy mà vở diễn bị tạm ngưng tập dợt để tìm người thử vai này.
Lúc này nghệ sĩ Thanh Nga đến thắp hương nơi bàn thờ của người em Đào Mai Tiên, khấn rằng kể từ lúc đó, nếu có nữ nghệ sĩ nào đến đoàn Thanh Minh Thanh Nga trước tiên thì cô nhận ngay cho đóng vai Tiểu Loan.
Cùng lúc đó, Kim Hương nhớ nghề, nhớ sân khấu cải lương, và nhớ lại lời hẹn của Thanh Nga trước đây: Bao giờ cải lương phồn thịnh trở lại thì hãy đến tìm…
Kim Hương đến thăm nữ nghệ sĩ Thanh Nga đúng vào lúc sau khi Thanh Nga khấn nguyện. Thanh Nga vừa xúc động vừa vui mừng nhận ngay Kim Hương vào đoàn Thanh Minh và ngay hôm sau được nhận vai Tiểu Loan. Đoàn bắt đầu dàn dựng vở “Bên Cầu Dệt Lụa” ra mắt khán giả sau đó. Thế là Ngọc Tuyền trở lại với nghệ danh sân khấu cải lương Kim Hương.
Tiếp theo Kim Hương đã tham gia trong rất nhiều tuồng cải lương khác của đoàn Thanh Minh: Tiếng Trống Mê Linh (vai Nàng Tía), Tấm Lòng Của Biển (vai Xuân), Hoa Mộc Lan (vai Thu Sương), Bài Thơ Trên Cánh Diều (vai Tiểu Thơ), 20 Ngày Sống Trong Tình Yêu (vai Mai), Sau Ngày Cưới (vai Hạnh)… Riêng vở nổi tiếng Thái hậu Dương Vân Nga của Ca Lê Hồng dàn dựng, Kim Hương vào vai bà Đinh Điền, còn nghệ sĩ Thanh Nga vai Thái hậu.
Sau khi Thanh Nga đột ngột qua đời năm 1978, có nhiều người nghĩ rằng sẽ có một ngôi sao nào đó sẽ được mời về đoàn Thanh Minh thế vai Thanh Nga để tiếp tục công diễn vở “Thái hậu Dương Vân Nga”. Nhưng các quan chức của Sở VHTT sau khi xem truyền hình chiếu lại vở “Tiếng trống Mê Linh” đã thuyết phục trưởng đoàn là bà Nguyễn Thị Thơ nên để cho nghệ sĩ trong đoàn Thanh Minh lên thay vai Thanh Nga hơn là tìm người ngoài đoàn, và người được chọn chính là nghệ sĩ Kim Hương. Đề nghị này đã được đoàn chấp thuận và đạo diễn Huỳnh Nga đã giúp đỡ Kim Hương cố gắng diễn đạt vai Thái hậu.
Kim Hương được đánh giá là đạt được 50-70% nét diễn của Thanh Nga trong vai Thái hậu Dương Vân Nga. Lúc bấy giờ có nhiều người hỏi cảm nghĩ của Kim Hương sau vai diễn quan trọng này, cô đã từng phát biểu:
“Tôi đã không nghĩ rằng đóng được vai Thái hậu, vì nhu cầu bức thiết của hoàn cảnh đoàn, tôi đã cố gắng không sợ sệt cũng vì thương nhớ người chị tình thân Thanh Nga, nhất là tập thề đoàn giúp đỡ tôi, họ không sợ sệt thì tôi phải xứng đáng với sự giúp đỡ đó. Với quần chúng khán giả ủng hộ đông đảo và nồng nhiệt, tôi vui mừng phấn khởi, khi diễn tôi không cỏn nghĩ tôi là tôi nữa, mà như có chị Thanh Nga lảng vãng đâu đây, hay có Thanh Nga một phần trong tôi rồi màn buông xuống tôi mới sực tỉnh thấy lại mình là Kim Hương…”
Tuy nhiên, sự cố gắng của một người có đạt được thành tựu hay không, đôi khi còn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh có thuận lợi hay không. Và sự nghiệp của nữ nghệ sĩ Kim Hương đã không được thuận buồm xuôi gió thời gian sau đó, nên đầu năm 1980 cô đành rời đoàn về nghỉ ở nhà một thời gian.
Năm 1981, nữ nghệ sĩ Kim Hương đi tỉnh hát ở đoàn Tiếng ca sông Cừu, hát chung với Minh Vương, Phú Quý, Hồng Nga… Nhưng vì đoàn này cứ đi lưu diễn xa dài ngày nên cô nghỉ hát về Sài Gòn cộng tác với các show tạp kỹ, đến năm 1982 cô về cộng tác với đoàn Trúc Giang, sau đó là Phước Chung.
Năm 1983, Kim Hương chính thức cộng tác với đoàn cải lương Long An I (Trưởng đoàn là Năm Vui), diễn qua những vở như: Khách Sạn Hào Hoa, Bạch Viên Tôn Các, Tình Ca Biên Giới, Cánh Hoa Trong Bão Táp, Trương Chi Mỵ Nương, Đất Và Hoa. Sau đó cô rời đoàn Long An I về hát đoàn Trung Hiếu (1986) qua các vở: Sóng Gió Cuộc Đời, Hương Lúa Tình Quê, Trận Tuyến Thầm Lặng, rồi một năm sau Kim Hương rời đoàn ở nhà dưỡng bệnh.
Đến năm 1989 cô trở lại đoàn Hương Mùa Thu diễn qua những vở: Lửa Phi Trường, Bão Lửa, Điệp Khúc Hương Cau, Bức Họa Mùa Xuân, Bến Đò Tao Ngộ… Thế rồi cũng vì đoàn này cứ lưu diễn miền xa nên Kim Hương đã rời đoàn một năm sau đó.
Billy Trương Bản quyền bài viết của nhacxua.vn
Với câu trả lời ứng xử ấn tượng, đại diện Việt Nam đã giành giải Á hậu 3 trong cuộc thi tại Nhật Bản.
16h chiều nay 5/11 (giờ địa phương), chung kết cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2015 diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.
Phạm Hồng Thúy Vân - Á khôi Hoa khôi Áo dài 2014 - là gương mặt đại diện Việt Nam tại cuộc thi.
Thúy Vân trình diễn trang phục dạ hội và trang phục dân tộc trong đêm chung kết.
Thúy Vân trong phần thi trang phục dạ hội
Sau khi được xướng tên vào top 10 bên cạnh các người đẹp Venezuela, Mỹ, Thái Lan, Brazil, Mexico, Philippines, Honduras, Kenya, Anh, Thúy Vân gây ấn tượng tại phần thi ứng xử. Cô gái 22 tuổi trả lời với phong thái tự tin và tiếng Anh trôi chảy.
"Dù mới ở Nhật Bản vài tuần, tôi đã cảm nhận được sự tươi đẹp của đất nước cũng như con người nơi đây. Quan trọng hơn, các bạn đã đem lại cho tôi một giấc mơ rằng một ngày nào đó, mọi đất nước trên thế giới sẽ trở nên tuyệt vời như Nhật Bản. Nếu được trở thành Hoa hậu Quốc tế 2015, tôi sẽ có cơ hội biến giấc mơ ấy trở thành sự thực. Tôi sẽ sử dụng tiếng nói, sự tự tin, sức ảnh hưởng và hành động của mình để truyền cảm hứng tới mọi người trên thế giới, giúp con người tin tưởng hơn vào những hy vọng và mơ ước. Tôi muốn làm những điều ấy cho Việt Nam - quê hương tôi, cho Nhật Bản và cho một thế giới tươi đẹp hơn, một thế giới không chiến tranh và cường quyền, một thế giới chỉ có hòa bình và hạnh phúc. Cảm ơn các bạn", Thúy Vân nói.
Thúy Vân trong phần thi ứng xử Hoa hậu Quốc tế 2015
Đại diện Việt Nam trả lời ứng xử. Clip: Dy Khoa
Trước đó, đại diện Việt Nam cũng được cộng đồng mạng lựa chọn là một trong 20 gương mặt gây chú ý nhất cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2015.
Thúy Vân trong phần thi áo tắm.
Thúy Vân tên đầy đủ là Phạm Hồng Thúy Vân, sinh năm 1993, cao 1,72 m, số đo ba vòng là 82-60-90. Cô giành ngôi Á khôi 1 tại cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2014 và được chọn làm đại diện của Việt Nam tham gia đấu trường nhan sắc quốc tế.
Một năm trước khi cuộc thi diễn ra, Thúy Vân đã tập trung thời gian để học tiếng Nhật, rèn luyện kỹ năng cũng như tìm hiểu về văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Tháng 4 vừa qua, người đẹp bắt đầu trau dồi tiếng Anh để cách phát âm, lên xuống giọng chuẩn. Bên cạnh đó, cô cũng tham gia show truyền hình Asia's Got Talent 2014 với tư cách người dẫn chương trình để học cách ứng biến trước ống kính và nâng cao ngoại ngữ.
Đêm chung kết Miss International 2015 diễn ra tại khách sạn Grand Prince Takanawa ở Tokyo (Nhật Bản), gồm các phần thi: Trang phục dân tộc, áo tắm, dạ hội và ứng xử.
Chiến thắng thuộc về đại diện Venezuela. Tân hoa hậu nhận vương miện từ Hoa hậu Puerto Rico, Valerie Hernandez. Chiếc vương miện được chế tác và thiết kế bởi nghệ nhân Mikimoto.
Đại diện Venezuela đăng quang ngôi vị cao nhất Hoa hậu Quốc tế 2015.
Các vị trí Á hậu lần lượt thuộc về: Honduras, Kenya, Việt Nam, Mỹ.
Hoa hậu Quốc tế là cuộc thi sắc đẹp lớn thứ tư trên thế giới (bên cạnh Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Trái đất), tổ chức lần đầu tại California (Mỹ) vào 1960. Cuộc thi năm nay bắt đầu từ 17/10 và kết thúc vào 5/11 tại Nhật Bản, có hơn 70 thí sinh từ các quốc gia tham dự.
* Các giải thưởng phụ tại Hoa hậu Quốc tế 2015:
Hoa hậu có trang phục dân tộc đẹp nhất: Nhật Bản
Hoa hậu có cơ thể đẹp nhất: Venezuela
Hoa hậu mặc đẹp nhất: Philippines
Hoa hậu Quốc tế châu Á: Hàn Quốc
Hoa hậu Quốc tế châu Âu: Bồ Đào Nha
Hoa hậu Quốc tế châu Phi: Kenya
Hoa hậu Quốc tế châu Đại dương: Hawaii
Xem thêm: Áo dài đính 2.000 viên pha lê của Thúy Vân ở Hoa hậu Quốc tế MV 'My Vietnam' của Thúy Vân Khoảnh khắc Thúy Vân được công bố vào top 10