Mức thuế thu nhập cá nhân chắc hẳn là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết chi tiết vấn đề này.
Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng không chỉ với ngân sách nhà nước mà còn góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Sắp tới biểu thuế thu nhập cá nhân chỉ còn 5 bậc?
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, thuế TNCN đang được tính theo 07 bậc (với phương pháp tính biểu thuế luỹ tiến từng phần) với mức thuế suất từ 5% đến 35%.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, biểu thuế này là chưa phù hợp với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động bởi có quá nhiều bậc và khoảng cách giữa các bậc cũng hẹp khiến thu nhập sẽ dễ bị nhảy bậc thuế.
Theo đó, tại dự thảo xây dựng luật và pháp lệnh năm 2024, nhiều ý kiến đề xuất xem xét giảm bậc tính thuế cho người lao động từ 07 bậc xuống còn 05 bậc. Đồng thời với đó là xem xét nới rộng khoảng cách thu nhập trong các bậc thuế để tạo thuận lợi cho việc kê khai cũng như nộp thuế.
Tuy nhiên, hiện tại đây mới dừng ở dự thảo và còn lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, người dân trong cả nước. Do đó, hiện nay, việc áp dụng mức thuế thu nhập cá nhân vẫn đang thực hiện theo Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi 2012 và các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết.
Ai thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Ngoài mức thuế thu nhập cá nhân, nhiều độc giả còn quan tâm đặc biệt đến đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 nêu rõ các đối tượng sau đây:
- Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong, ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện:
- Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam: Người không phải cá nhân cư trú theo các trường hợp nêu trên
Mức thuế thu nhập cá nhân chắc hẳn là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết chi tiết vấn đề này.
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu trên thu nhập của mỗi cá nhân.
Có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:
Đối với nền kinh tế xã hội
- Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thuế thu nhập cá nhân cũng có sự gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người.
Thuế thu nhập cá nhân là một khoản thu quan trọng với ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh đó, do việc thực hiện tự do hóa nền kinh tế thương mại, nên nguồn thu từ các loại thuế xuất - nhập khẩu bị ảnh hưởng. Vì vậy, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng với ngân sách nhà nước. - Góp phần thực hiện công bằng xã hội Tại Việt Nam, sự chênh lệch giàu nghèo còn khá rõ rệt, số đông dân cư có thu nhập thấp. Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng với những đối tượng có thu nhập trung bình trở lên, cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh vào các cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Do đó, mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang đến nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, nhưng lại có vai trò quan trọng góp phần thực hiện chính sách công bằng xã hội. - Điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thuế thu nhập cá nhân được coi như công cụ giúp điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm, đầu tư theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội. Thông qua việc điều tiết giảm bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao, và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn, thuế thu nhập cá nhân góp phần quan trọng trong việc tăng các chế độ phúc lợi xã hội. - Phát hiện thu nhập bất hợp pháp Trong thực tế, nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân đến từ các nguồn bất hợp pháp như: nhận hối lộ, tham ô, kinh doanh hàng quốc cấm, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng góp phần phát hiện các hành vi sai trái này. >> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Thuế thu nhập cá nhân có tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Khắc phục hạn chế của các loại thuế khác Thuế thu nhập cá nhân giúp khắc phục được hạn chế của các loại thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu dùng: Tính lũy thoái. Cụ thể, các loại thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo nhiều hơn do khi tiêu thụ cùng lượng hàng hóa, mọi người đều phải chịu tiền thuế như nhau. Thuế thu nhập cá nhân tính theo phương pháp lũy tiến từng phần sẽ góp phần đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế. - Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp thường tồn tại 2 loại thuế: thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế các chi phí phải trả cho cá nhân để trốn thuế, thì các cá nhân được kê khai tăng thêm sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân với phần phát sinh. Do đó, góp phần khắc phục hạn chế thất thu về thuế.
Mức thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu?
Mức thuế thu nhập cá nhân là thuế suất được áp dụng để tính mức thuế cá nhân phải đóng. Theo đó, biểu thuế được quy định cụ thể tại Điều 22, Điều 23 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007. Cụ thể có hai hình thức: Biểu thuế luỹ tiến từng phần và biểu thuế toàn phần.
- Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng với thu nhập tính thuế từ kinh doanh, tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, các khoản giảm trừ…
Ngoài ra, còn có phương pháp rút gọn dùng để tính thuế suất áp dụng trong tính thuế thu nhập cá nhân:
Thu nhập tính thuế (triệu đồng - trđ)/tháng
0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế)
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ
- Biểu thuế toàn phần: Áp dụng với thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn hoặc bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng. Cụ thể:
Từ bản quyền, nhượng quyền thương mại
Xem ngay: Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương chi tiết nhất
Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế tính theo tháng, có thể kê khai theo tháng hoặc quý, nhưng sẽ quyết toán theo năm. Có 3 cách tính thuế thu nhập cá nhân dành cho 3 đối tượng khác nhau:
Lưu ý: Theo Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung, thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính tại thời điểm trả thu nhập. Tóm lại, thuế thu nhập cá nhân có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội. Do đó, việc hoàn thành đóng thuế là nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam để xây dựng nền kinh tế nước nhà ngày một vững mạnh. Ngoài ra, để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, Quý khách hàng vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN