Ngành Du Lịch Việt Nam

Ngành Du Lịch Việt Nam

Ngành du lịch việt nam ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia.Việt Nam được biết đến với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng và được thế giới công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha, Kẽ Bàng, Thánh Địa Mỹ Sơn, Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An… cùng với điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó Việt Nam còn có một số hệ thống sinh thái rừng nguyên sinh còn chưa được khai thác như Cúc phương ở Ninh Bình, Pù Mát ở Nghệ An .Hơn nữa, Việt Nam còn có nhiều cảnh đẹp như biển Phan Thiết ở Bình Thuận, Nha Trang ở Khánh Hòa, Bãi cháy ở Hạ long, Vũng tàu … điều này thuận lợi cho sự phát triển ngành du lịch ở biển. Vì vậy,Việt Nam đã và đang là điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế, để làm được điều đó thì Việt Nam cần phải đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng ngày càng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Một trong những biện pháp cơ bản để thu hút khách du lịch là tạo ra các dịch vụ hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu và sở thích của du khách, cung cấp những thông tin sơ bộ cho khách về đời sống văn hóa của vùng mà khách tham quan, tuy nhiên, nếu sản phẩm hấp dẫn nhưng môi trường du lịch kém thì không tạo được nền tảng vững chắc cho hoạt động du lịch, môi trường du lịch ở đây được hiểu như là môi trường tự nhiên và văn hóa du lịch. Trong những năm qua cùng với sự phát triển du lịch ở nước nhà chúng ta đã làm được khá nhiều việc như là tổ chức mở cửa đón khách du lịch tham quan, bổ sung thêm tư, vật liệu , mở rộng đường bay, mức giá tour ưu đãi, người dân thân thiện hơn. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực cũng còn tồn tại nhiều vân đề giải quyết như nạn ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, một số các tệ nạn ăn xin, trộm cắp còn đeo bám khách mua hàng … nhiều cơ sở kinh doanh còn bắt chẹt, người dân ở một số nơi vẫn chưa thân thiện với khách, một số chỗ ở dành cho khách nghĩ ngơi vẫn còn chưa được sạch sẽ, chính những điều này đã làm giảm đi hình ảnh của Việt Nam trong con mắt của du khách quốc tế.

Tổng quan về ngành Du lịch ở Việt Nam

Đánh giá về tình hình du lịch Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019, theo số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, tổng số khách du lịch nội địa đạt 45,5 triệu lượt khách, trong đó lượng khách quốc tế đạt khoảng 8,5 triệu lượt (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018). Cũng trong giai đoạn này, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 338.200 tỷ đồng (tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái). Ước tính trong năm 2019, du lịch Việt Nam phấn đấu đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, quyết tâm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Không có gì quá khó hiểu khi Việt Nam sở hữu những tiềm năng du lịch có một không hai trên thế giới: Với hơn 40.000 di tích và thắng cảnh, 117 bảo tàng lưu giữ lịch sử hào hùng dân tộc ta, Việt Nam còn là một trong số ít quốc gia trên thế giới được UNESCO công nhận 8 di sản, trong đó có 5 di sản văn hóa, 2 di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp. Bên cạnh đó,các danh lam thắng cảnh từ miền núi đến đồng bằng, từ các khu dự trữ sinh quyển cho đến tài nguyên du lịch biển dồi dào cũng thu hút không ít khách du lịch đi tới chiêm ngưỡng và thưởng thức.

Ngoài ra Việt Nam còn nổi tiếng với những di sản văn hóa phi vật thể, 54 dân tộc anh em với những bản sắc văn hóa và phong tục tập quán riêng, tạo nên một nền ẩm thực đa dạng và phong phú, lọt vào top 15 quốc gia có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới.

Từ những nền tảng đó, Đảng và nhà nước ta xác định trọng tâm phát triển nền du lịch Việt Nam, đồng thời có những chính sách thu hút nguồn lực, ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch tự do khai thác và hoạt động.

Ngành Du lịch có phải lo thất nghiệp?

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch cho hay, hiện nay ở nước ta có khoảng 1,3 triệu lao động trong ngành Du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước. Trong đó chỉ có 42% được đào tạo bài bản về du lịch. PGS.TS Phạm Xuân Hậu (Trưởng khoa Du lịch, trường đại học Văn Hiến, TP Hồ Chí Minh) nhận xét, tỉ lệ sinh viên ra trường từ các ngành Du lịch có việc làm như một bức tranh sáng dần, trong đó khoảng 70% trình độ đại học và cao đẳng, 80% trình độ trung cấp tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Với tốc độ phát triển du lịch trong những năm gần đây, ước tính đến năm 2020 ngành Du lịch Việt Nam sẽ tạo ra khoảng hơn 3 triệu việc làm cho các nhóm ngành du lịch và khách sạn. Tuy nhiên số lượng việc làm khổng lồ cũng kèm theo rất nhiều yêu cầu và thử thách. Một trong những đòi hỏi không thể thiếu của nhân viên Du lịch là kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và xử lý tình huống… Do đó, nhiều trường đào tạo du lịch hiện nay, trong đó có trường đại học Phú Xuân đã liên kết chặt chẽ với các công ty lữ hành, doanh nghiệp khách sạn để xây dựng các chương trình đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn. Ngoài các khóa học chuyên môn, trường đại học Phú Xuân còn tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia, đảm bảo cung cấp đủ hành trang cho sinh viên Du lịch.

Nếu nắm vững kiến thức chuyên môn và thành thạo các kỹ năng mềm, nhiều sinh viên năm 3, năm 4 ngành Du lịch của trường đại học Phú Xuân đã có thể tìm được việc làm với mức lương không nhỏ. Sau một năm tốt nghiệp, trên 95% sinh viên có việc làm phù hợp. Hơn thế nữa, khả năng thăng tiến, môi trường làm việc năng động, sáng tạo và cơ hội được tiếp xúc với các bạn bè khắp năm châu, mở mang tri thức cũng là lý do thu hút hàng ngàn các bạn trẻ đã, đang và sẽ tham gia vào ngành công nghiệp không khói này.

Với những tiềm năng sẵn có, sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành và đội ngũ doanh nghiệp du lịch có nhiều năm kinh nghiệm, chúng ta cùng tin tưởng, trong tương lai không xa, Du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được những thành tích vượt bậc, trở thành mũi nhọn kinh tế của đất nước, giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động.

Du lịch hội nghị, triển lãm và sự kiện (MICE)

Nhóm ngành du lịch hội nghị, triển lãm và sự kiện (MICE) nhắm đến tổ chức các sự kiện, hội nghị, triển lãm và các chương trình đào tạo phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp và tổ chức. Việt Nam đã và đang trở thành một trong những điểm đến phổ biến cho các sự kiện quốc tế như Hội nghị APEC 2017 và Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên 2019. Các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM đều có nhiều cơ sở hạ tầng và khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ các sự kiện lớn.

Nhóm ngành du lịch chăm sóc sức khỏe cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như spa, nghỉ dưỡng, điều trị tại các suối nước nóng và trung tâm y tế chuyên khoa. Việt Nam có nhiều khu du lịch nổi tiếng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như Đà Lạt, Nha Trang và Phú Quốc. Các cơ sở chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn quốc tế và được đánh giá cao bởi chất lượng dịch vụ và chi phí hợp lý.

Nhóm ngành du lịch bền vững tập trung vào các hoạt động du lịch có trách nhiệm với môi trường. Việt Nam đang dần chuyển sang một hình thức du lịch bền vững để bảo vệ các di sản thiên nhiên và đảm bảo sự phát triển bền vững cho các địa phương du lịch. Các hoạt động du lịch bền vững bao gồm:

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực trong ngành du lịch, Việt Nam đã và đang phát triển các trường đào tạo ngành du lịch trên toàn quốc. Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên ngành du lịch đều có chương trình đào tạo đa dạng và chất lượng.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay có khoảng 100 trường đào tạo ngành du lịch trên toàn quốc, bao gồm các trường công lập và tư thục. Các trường đại học nổi tiếng về ngành du lịch như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương và Đại học Sài Gòn đều có chương trình đào tạo ngành du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Các trường đào tạo ngành du lịch tại Việt Nam cung cấp các chương trình đào tạo từ cử nhân, kỹ sư đến thạc sĩ và tiến sĩ về các lĩnh vực như quản lý du lịch, lữ hành, khách sạn và nhà hàng, chăm sóc khách hàng và kinh doanh du lịch. Ngoài ra, các trường còn có các chương trình đào tạo ngắn hạn và các khóa học nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên trong ngành du lịch.