Công Ty TNHH Sản Xuất Hải Âu là công ty chuyên cung cấp băng keo và màng PE. Hải Âu với đội ngũ hơn 30 nhân viên luôn luôn nghiên cứu và học hỏi nhằm đưa ra sản phẩm ngày càng chất lượng trên thị trường. Kể từ khi thành lập băng keo Hải Âu, chúng tôi không ngừng phát triển sản phẩm băng keo & màng PE với chất lượng tốt nhất. Hải Âu tự hào rằng là nhà cung cấp lớn và uy tín của các thương hiệu lớn trên thị trường như Giao hàng nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, Viettel,.. Với hơn 100,000 khách hàng doanh nghiệp trải dài khắp các tỉnh thành với hơn 200 đại lý của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn trong 5 năm tới sẽ là thương hiệu băng keo số 1 tại Việt Nam.
HẢI ÂU – CHUYÊN BĂNG KEO GIÁ SỈ
Là nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn, để đẩy mạnh doanh thu và tiết kiệm thời gian, bạn cần tìm kiếm công ty sản xuất băng keo uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Tư Mỹ Nhân là phim truyền hình Trung Quốc vừa ra mắt cách đây không lâu, với sự tham gia của các diễn viên quen thuộc: Mã Khả - ngôi sao nổi lên từ Hoa Thiên Cốt, Trương Hinh Dư, Kiều Chấn Vũ, Dịch Dương Thiên Tỉ, La Gia Lương... Phim lấy bối cảnh thời Chiến quốc, nội dung phim xoay quanh cuộc đời của nhà thơ Khuất Nguyên (Mã Khả thủ vai).
Khuất Nguyên nhờ duyên số run rủi mà gặp gỡ và có tình cảm với Mạc Sầu Nữ (vai diễn do Trương Hinh Dư - nữ diễn viên được mệnh danh là "bản sao" của Phạm Băng Băng - thủ vai). Nhưng giữa thời buổi quần hùng tranh phong, nguy cơ chiến tranh trùng trùng, hai người dù yêu nhau lại không thể gắn bó bên nhau mà họ dần rơi vào vòng xoáy tranh đấu cung quyền.
Trương Hinh Dư sở hữu vẻ đẹp sắc sảo, đậm chất cổ trang
Được quảng cáo là có cố vấn từ nhà lịch sử học cùng với 5 năm khảo sát về lịch sử để tưởng nhớ, vinh danh nhà thơ Khuất Nguyên, Tư Mỹ Nhân hứa hẹn là một bộ phim bám sát sử sách thật. Nhưng sau khi lên sóng, Tư Mỹ Nhân liên tục gây thất vọng tràn trề cho người xem bất kể có dàn diễn viên đang lên. Nội dung đi theo hướng chính kịch - lịch sử nhưng các tình tiết anh hùng cứu mỹ nhân, trêu ghẹo phái nữ lại quá hiện đại khiến cho cư dân mạng phải thốt lên: "Rõ ràng là phim thần tượng, ngôn tình cổ trang".
Khuất Nguyên từ một bụng tài trí, văn võ song toàn khi thiếu niên…
...lớn lên lại thành hình tượng chàng trai ngốc nghếch, si tình. Vừa bị Mạc Sầu Nữ cự tuyệt tình cảm, Khuất Nguyên liền đứng dưới mưa ngây ngốc đợi. Xem đến đây, khán giả không ngừng thở dài: "Cái tình tiết đợi dưới mưa này không phải là cảnh quen thuộc trong phim thần tượng tình cảm sao".
Trong phim, bài thơ Sơn Quỷ là thư tình Khuất Nguyên viết tặng Mạc Sầu Nữ, tuy nhiên những người hiểu biết về lịch sử lập tức phản bác: "Cửu Ca - Sơn Quỷ là Khuất Nguyên viết khi bị lưu vong, viết dựa trên chất liệu dân gian, làm sao lại thành thơ tình được".
Một tình tiết nữa được mọt phim chỉ ra điểm vô lý là cách đối đáp của Khuất Nguyên với Sở Vương. Trong lịch sử, Khuất Nguyên là một người ôm chí lớn để gây dựng đất nước nhưng vào phim lại thành Sở Vương phải cầu Khuất Nguyên làm quan. Đã vậy Khuất Nguyên còn "mặc cả" đòi suy nghĩ 3 ngày. "Đây là cách nói chuyện với quân chủ sao? Tôn ti trật tự ở đâu?" - Khán giả chỉ biết kêu trời.
Trong phim chính kịch có phượng hoàng? Hay là biên kịch nhầm sang phim tiên hiệp rồi? Chưa kể kỹ xảo "tinh tế" đến nỗi không khác gì hoạt hình.
Đặc biệt, chuyện trang phục của tổ tạo hình - thiết kế cho phim này bị đánh giá là một điểm trừ rất lớn. Dù nếu nhìn sơ qua có lẽ không mấy ai nhận ra bất thường gì, song với bối cảnh là thời Chiến quốc thì trang phục của "Sở Vương" Kiều Chấn Vũ là hoàn toàn sai lịch sử. Căn cứ theo tư liệu thời đó, trong các trường hợp trọng đại, vương tộc sẽ mặc áo trong là màu đen và khoác ngoài là màu vàng tượng trưng cho thân phận quyền quý.
Như vậy trang phục Sở Vương trong Tư Mỹ Nhân hoàn toàn chẳng liên quan gì đến thời Chiến Quốc cả. Thêm vào đó thời này trình độ nhuộm, thêu còn chưa được nâng cao, khó có được trang phục có màu sắc rực rỡ như vậy.
Một bộ đồ khác của Tần Vương thì bị phạm vào lỗi "xuyên không", dễ dàng nhận ra hoa văn trên đồ rất giống hoa văn thường thấy trên kimono Nhật Bản.
Không dừng lại ở trang phục, ngay cả các thành ngữ cũng bị dùng một cách vô tội vạ, xuyên thời gian. Ví dụ như câu "Bàn căn thác tiết" ý chỉ tình huống rắc rối là cụm từ xuất hiện trong Hậu Hán Thư sau công nguyên, trong khi Khuất Nguyên sinh sống ở những năm 200 trước công nguyên.
Bên cạnh điểm trừ nặng về nội dung, bản thân nam diễn viên Mã Khả đảm nhận vai chính Khuất Nguyên cũng bị nhiều người chê là kém sắc so với các bạn diễn như Dịch Dương Thiên Tỉ hay Kiều Chấn Vũ. Có người cho rằng: “Vai Khuất Nguyên thời nhỏ thì anh tuấn, lớn rồi thì trông ủy mị chẳng có chút phong thái, đúng là dậy thì không thành công”.
Có thể nói, Tư Mỹ Nhân bị "chọi gạch" phần nhiều do chiêu PR quá đà của phía sản xuất. Một khán giả cho rằng: “Nếu không khoe khoang là phim lịch sử để tôn vinh danh nhân, thì có lẽ tôi chỉ chê bai vì nó chán thôi, chứ không phải vì nó vừa dở vừa bóp méo lịch sử”.