Bắc Đẩu Tinh Quân

Bắc Đẩu Tinh Quân

Ở tuổi 91, sau hơn 60 năm gầy dựng sự nghiệp ở Pháp, cụ Bùi Văn Tuyền là doanh nhân thành đạt được các đối tác trong và ngoài nước nể trọng. Đầu thập niên 1990, cụ là một trong những Việt kiều đầu tiên về nước đầu tư kinh doanh.

Công ty Kiểm toán Bắc Đẩu tuyển dụng SV thực tập

Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn Kế toán Bắc Đẩu (tên viết tắt bằng tiếng Anh là PACO), được thành lập vào năm 2001, là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn kế toán, tư vấn tài chính, thuế, dịch vụ xác định giá giao dịch liên kết, và cài đặt phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp. Các khách hàng của PACO hầu hết là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam, có trụ sở đặt tại các khu Công nghiệp, khu Chế xuất ở TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai,…

“Khắp phố phường tiếng ve kêu hè hè hè

Và trong những vòm lá ve kêu hè hè hè…”

Vậy là một mùa hè nữa lại đến. Những cơn mưa đầu mùa lại trút xuống, ve lại kêu đầy trong từng vòm lá, phượng lại đỏ rợp trên những tán cây. Hè đã về khắp lòng thành phố, kéo theo nỗi háo hức và niềm đam mê khám phá của tuổi trẻ đến những miền xa. Tạm biệt giấy trắng, bảng đen. Tạm biệt bàn ghế, sách vở. Tạm biệt lớp học thân thương và cả tiếng trống trường giòn giã. Và đó là lúc chúng ta bắt đầu những chuyến đi tuổi trẻ, cùng chuẩn bị hành trang đi tìm những trải nghiệm mới, đặt chân đến vùng đất mới cùng gia đình và bạn bè. Đến với trại hè năm 2023, Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu đưa chúng tôi đến với vịnh Vĩnh Hy, một mảnh đất miền Trung khô cằn và đầy nắng gió.

Ngày đầu tiên chúng tôi nhập trại tại trường Đoàn Lý Tự Trọng, nơi đã tạo ra bao nhiêu thế hệ thanh niên xuất chúng. Tại đây chúng tôi đã làm lễ khai mạc trại, dâng hương anh Lý Tự Trọng, cùng với đó thắp lên những ngọn đuốc truyền thống của Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu và hành trình trại hè năm 2023 đã chính thức bắt đầu.

Sáng sớm ngày thứ hai chúng tôi đã dừng chân tại công viên để tập thể dục buổi sáng rồi cùng nhau ra chợ thưởng thức món ăn ở Phan Rang. Điểm đến tiếp theo của hành trình trại là tham quan tại tháp chàm Po Klong Garai và di chuyển tới đất trại chính là Resort Vĩnh Hy chuẩn bị nhận phòng bắt đầu chuỗi hoạt động tại đất trại. Cũng tại nơi đây chúng tôi sẽ cùng sinh hoạt, nghỉ ngơi suốt những ngày diễn ra trại hè.

Phòng ở resort đã sẵn sàng chờ chúng tôi, có sẵn mền, gối, máy lạnh. Chúng tôi được trải nghiệm ngủ tập thể, cùng nhau trải nghiệm những hoạt động thường nhật cùng với tập thể, những đồng đội mà trước giờ chỉ gặp nhau tại sân sinh hoạt, thậm chí là chưa từng gặp nhau. Cảm giác thật lạ và thú vị xen lẫn ngại ngùng. Nhận phòng xong, các trại sinh về phòng nghỉ ngơi để có sức cho hoạt động chiều. Ai cũng háo hức không biết chiều nay chúng ta sẽ làm gì, tới nỗi không chịu nghỉ mà chỉ chờ tới chiều lẹ lẹ.

Khi nghe được tắm hồ bơi ai nấy đều nở nụ cười phấn khích thay đồ thật nhanh để khởi động trước khi bơi. Bơi xong chúng ta cùng đến với bữa cơm đầu tiên tại đất trại. Tối đến các trại sinh được trải nghiệm đi dạo chợ đêm cùng nhau khám phá đồ ăn, mua quà lưu niệm. Buổi tối đầu tiên các bạn ngủ một giấc thật ngon nạp năng lượng cho ngày mai nào!

5h sáng khi ông mặt trời đang còn say giấc, các bạn trại sinh đã sẵn sàng cho những hoạt động tiếp theo của ngày trại thứ ba. Nhạc sôi động được mở lên, cùng tập thể dục buổi sáng thôi. Chúng ta cùng ăn buffet tại nhà ăn ở resort. Sáng nay các trại sinh sẽ được trải nghiệm cảm giác ngồi trên tàu ra biển tắm buổi sáng sớm. Trước khi tắm biển chúng ta cùng chơi trò chơi trên cát như kéo co và cùng hô băng reo của tiểu trại mình.

Trở về đất trại chuẩn bị cho đêm hội văn hóa và lửa trại vào buổi tối, khuôn viên công viên rộn ràng múa hát. Nhóm thì ráo riết chuẩn bị bộ sưu tập sinh vật biển, nhóm thì chuẩn bị dụng cụ cổ vũ, đã hội tụ nhiều màu sắc áo của từng tiểu trại. Những trò chơi nhỏ khuấy động không khí được hưởng ứng rất nhiệt tình, mồ hôi đã ướt đẫm lưng nhưng tinh thần vẫn hăng hái được đẩy lên cao. Ngọn lửa được thắp lên sáng rực ở bãi biển, tất cả chúng tôi nắm tay nhau nhảy những điệu nhảy. Chưa bao giờ chúng tôi thấy tình bạn, tình đồng đội đẹp như thế này.

Đêm hội văn hóa đã diễn ra, dẫn chúng tôi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác. Cùng nhau xem các bài nhảy cổ động đầy màu sắc, năng động, mạnh mẽ đã được tập chuẩn bị từ trước. Các bài ca múa nhạc mang đến các thông điệp ý nghĩa. Hoạt động cuối cùng là mỗi tiểu trại sẽ mời mọi người đến thăm môi trường biển của tiểu trại mình, với các chất liệu khác tạo ra các sinh vật biển độc đáo, các sinh vật biển được khắc hoạ rất sinh động. Kết thúc đêm hội mỗi tiểu trại sẽ thưởng thức các món ăn mà phụ huynh đã chuẩn bị.

Ngày trại thứ 4 các bạn cùng nhau ăn buffet và di chuyển đi tắm biển. Tắm biển xong chờ đón chúng ta là các trò chơi lớn. Cùng vượt qua thử thách từng trạm thôi! Khắp sân vang lên những băng reo của các tiểu trại, tiếng hò reo cổ vũ đồng đội mình. Ba mẹ cũng tham gia chung ở các thử thách như làm thơ, đóng góp ý tưởng, vẽ tranh bằng các dụng cụ như giấy màu, băng keo, kéo, bút lông, mang theo đó là nụ cười, là những lời quan tâm cho tất cả các bạn trại sinh trong tiểu trại chứ không phải riêng con mình. Kết thúc trò chơi lớn, các bạn trở về phòng chuẩn bị đồng phục tươm tất xuống nhà ăn cùng dự lễ đăng quang.

Đêm đáng mong chờ nhất trong hành trình trại, đêm mà các bạn chính thức được công nhận đẳng cấp Nơ bướm 1, Nơ bướm 2, Hướng dương 1, Hướng dương 2, Hướng dương 3, Hướng dương 4 đã đạt được trong kỳ thi nâng bậc. Các bạn lần lượt được xướng tên bước lên sân khấu nâng niu đẳng cấp trên tay của mình đã cố gắng đạt được. Ngay sau phần lễ đăng quang là lễ bế mạc trại, giây phút chia tay nhau đến gần, những cái ôm, cái bắt tay, nụ cười hạnh phúc được trao nhau, những phần quà lưu niệm được gửi đến các anh chị, các bậc phụ huynh cùng các bạn trại sinh. Kết thúc lễ đăng quang bế mạc trại chúng tôi cùng tham gia dùng bữa tối. Kết thúc đêm nay chắc sẽ có bạn khó ngủ, vừa nhớ, vừa thương, không muốn hành trình kết thúc. Mới thích nghi được chỗ ngủ lại phải rời đi rồi, mới làm quen được bạn mới lại phải chia xa. Sáng hôm sau chúng tôi thu dọn hành lý và chuẩn bị di chuyển về TP.HCM.

“Từng chặng đường dài mà ta qua

Cuộc vui nào rồi cũng tàn, đã đến ngày chúng tôi khởi hành lên xe về lại với thành phố Hồ Chí Minh. Cảm giác trong tôi lúc đó vẫn rất tiếc nuối tại sao thời gian lại trôi nhanh đến thế. Tất cả những kỷ niệm này sẽ đóng vali để mãi giữ trong tim qua từng năm qua từng ngày tháng.

Phật giáo Nguyên thủy   thường cho rằng kinh Đại thừa không phải Đức Phật nói và các học giả nghiên cứu Phật giáo cũng chấp nhận điều này. Riêng tôi, lúc mới  vậy, Phật giáo Đại thừa có phải thuộc ngoại đạo hay không, hay nói nhẹ hơn là do ngoại đạo thâm nhập vào đạo Phật chăng? Tại sao họ lại nói như vậy? Thiết nghĩ, trước nhất chúng ta thấy kinh Đại thừa có nhiều điểm giống ngoại đạo và nói nhiều về chư Thiê chư thần, về sau Kim Cang thừa lại thêm thần chú.

Trong kinh Nguyên thủy không nói đến chư thần, chư Bồ tát và thầ chú. Đề cập đến chư Phật quá khứ, Phật giáo Nguyên thủy chỉ công nhận có Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm và Phật Ca Diếp và hiện tại có Đức Phật Thích Ca, tương lai có Đức Phật Di Lặc ra đời. Các vị tu sĩ Nam tông nói với tôi rằng họ là Sa môn không lạy Đức Di Lặc, vì Ngài chưa thành Phật, mà đang đóng vai chư Thiên.

Trong khi theo Phật giáo Đại thừa, các Bồ tát hiện thân cư sĩ rất nhiều. Chúng ta lạy các Bồ tát như Quan Âm, Phổ Hiền, Văn Thù, Di Lặc, v.v… một cách tự nhiên và cung kính các Ngài với tất cả tấm lòng. Phật giáo Nguyên thủy cho rằng tu sĩ Phật giáo Đại thừa không phải là Sa môn. Vì vậy, nếu chúng ta tu theo Nguyên thủy, thì phải làm lễ xuất gia lại, thọ giới lại. Điển hình như chư vị Hòa thượng Tịnh Sứ, Giới Nghiêm, Ẩn Lâm là những vị lãnh đạo Phật giáo Nguyên thủy, nhưng lúc đầu các Ngài theo Phật giáo Đại thừa và phải thọ giới Tỳ kheo lại khi theo Nguyên thủy.

Khi Phật giáo Việt Nam tìm cách thống nhất sinh hoạt của Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Bắc tông, thì bước đầu gặp rất nhiều khó khăn; vì theo quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy, không coi chúng ta là Sa môn. Riêng tôi, để kết nối Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Nguyên thủy, tôi đã nghiên cứu và giảng giải những điểm tương thông giữa kinh điển Đại thừa và Nguyên thủy. Đó là điều tất yếu chúng ta phải thực hiện cho được.

Thật vậy, tôi phát hiện rằng Phật giáo Nguyên thủy là gốc, không thể bỏ được, nhưng phải phát triển thành Phật giáo Đại thừa; vì nếu chúng ta giữ nguyên cái gốc Nguyên thủy, không phát triển thì Phật giáo không thể nào tồn tại được, sẽ bị mai một theo thời gian.

Thiết nghĩ danh xưng Phật giáo Phát triển dễ được chấp nhận hơn là Phật giáo Đại thừa. Vì nếu coi mình là Đại thừa, nghĩa là lớn thì sẽ đối lập với Tiểu thừa, coi họ là nhỏ, chắc chắn Phật giáo Nguyên thủy không chấp nhận. Chúng ta nên hiểu chữ “Đại” là đại chúng hóa, tức phát triển Phật giáo cho thích nghi tương ưng với đại chúng là số đông; vì nếu Phật giáo mang tính thuần nhất sẽ bị giới hạn, không phổ biến cho nhiều người được, mà bị thu hẹp lại trong phạm vi nhỏ. Tuy nhiên, muốn đưa Phật giáo ra đại chúng, cho nhiều người theo, phải thể hiện được nhiều dạng sinh hoạt khác nhau để thích hợp với nhiều tầng lớp xã hội, tương ưng với phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ rất đa dạng của nhiều quốc gia khác nhau. Nếu Phật giáo không được phát triển theo hướng đa đạng đa phương như vậy, chắc chắn sẽ bị cô lập, thử nghĩ còn được bao nhiêu nước theo Phật giáo ?

Ngày nay, Phật giáo Nguyên thủy đã phải công nhận thế mạnh này của Phật giáo Đại thừa trong việc hoằng truyền Chánh pháp trên khắp năm châu, đó là hướng tốt cho chúng ta trong việc kết nối với Phật giáo Nguyên thủy. Ngoài ra, Phật giáo Đại thừa cũng phải chấp nhận Phật giáo Nguyên thủy là hình thái gốc của chúng ta. Nhận thức đúng đắn như vậy, tuy giới Phật giáo có hai màu áo khác nhau, sinh hoạt khác nhau, nhưng không chống nhau; trái lại, cùng nhau thể hiện tinh thần hòa hợp. Sự hòa hợp này có nghĩa là chấp nhận những điểm khác nhau; hòa hợp nhưng không phải là một.

Chư Tăng chùa Fanyin, Ngũ Đài Sơn trình diễn âm nhạc Phật giáo tại Lễ hội Văn hóa Phật giáo Ngũ Đài Sơn lần thứ IV năm 2007.

Thể hiện tinh thần hòa hợp này, phương châm của Giáo hội Phật giáo chúng ta là thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức; đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng Chánh pháp. Vì vậy, hòa hợp là ai theo Phật giáo Nguyên thủy, hay Phật giáo Khất sĩ, hoặc Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Cổ truyền, v.v… đều được, miễn là đúng Chánh pháp; những gì không đúng, không thích hợp với thời đại thì tự mất. Thực hiện điều này, trong năm nhiệm kỳ hoằng pháp vừa qua, tôi cố gắng tạo sự dung hòa trong thế tôn trọng lẫn nhau, không phải loại bỏ nhau. Chúng ta vẫn tôn trọng sự biệt truyền, vì nhìn nhau theo hướng đa dạng, đa phương nên không có gì trở ngại.

Đạo Phật lấy con người làm gốc, không chủ trương tôn sùng thần linh tuyệt đối; nhưng con người đều có nhu cầu khác nhau, đương nhiên ngoài xã hội còn rộng hơn nhiều. Có thầy tôn kính Đức Quan Âm, nhưng có thầy không có niềm tin này. Chắc chắn là tín ngưỡng của quần chúng đa dạng, không thể hoàn toàn giống nhau. Nhận ra yếu nghĩa này, chúng ta thấy rõ Phật giáo phát triển có nghĩa là phải hội nhập mới tồn tại.

Chúng ta nên gọi là Phật giáo Bắc tông, vì truyền lên phía Bắc và Phật giáo Nam tông vì truyền xuống phía Nam; đó là hai hướng hoạt động chính của Phật giáo từ khởi đầu con đường truyền bá Chánh pháp. Phật giáo truyền xuống phía Nam là xuống đảo Tích Lan, ở đó kinh Pali được in thành sách đầu tiên, chứ không phải ở Ấn Độ. Và đến Tích Lan, Phật giáo chiếm vị trí độc tôn, vì văn minh nhân loại không có mặt ở đây.

Về sau, từ Tích Lan, Phật giáo được truyền sang Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào và ở các nước này cũng không có nền văn minh lớn nào cả, nên Phật giáo vẫn giữ vai trò độc tôn. Mặc dù nói rằng Phật giáo của các nước này có vị trí độc tôn, nhưng thật sự cũng phải hội nhập xã hội mới tồn tại. Vì vậy, tuy mang hình thức Phật giáo Nguyên thủy, nhưng chắc chắn phải có sự phát triển để thích nghi với từng nước khác nhau. Cho nên, cùng mang hình thức Nam tông, nhưng Phật giáo Thái Lan khác với Phật giáo Lào và Phật giáo Lào cũng khác với Phật giáo Campuchia.

Thật vậy, ít nhất trong hệ phái Nam tông cũng có hai hệ phái, một hệ phái Phật giáo của giới quý tộc, hoàng gia và một hệ phái Phật giáo của đại chúng để người dân thường được xuất gia, tu học theo. Rõ ràng là Phật giáo Nam tông cũng có sự phân biệt này để thích nghi với nhu cầu xã hội, vì sinh hoạt của giới xuất gia được vua chúa bảo hộ, nhưng số này cũng có giới hạn; cho nên phải mở rộng thêm cho Phật giáo truyền thông được với quần chúng để số đông dân chúng có thể nương tựa Tam bảo; như vậy, Phật giáo Nam tông cũng đã có sự phát triển rồi.

Phật giáo Nam tông tại năm nước Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia có tính cách thuần Phật giáo, vì họ không tiếp nhận được nền văn minh nào khác. Trong khi Phật giáo Bắc tông ngoài truyền thống Phật giáo, còn tiếp thu văn minh Ấn Độ là một trong những nền văn minh cổ đại rất lớn của nhân loại có trước khi Đức Phật ra đời. Theo kiến giải của Phật giáo Bắc tông, Đức Phật kế thừa văn minh này, nhưng Ngài kế thừa có chọn lọc và kế thừa đối lập. Nghĩa là những gì cổ đức giảng dạy, Đức Phật loại bỏ điều không thích hợp và sử dụng những gì thích hợp, không phải bác bỏ tất cả. Thực tế cho thấy nếu chúng ta bác bỏ cái cũ sẽ bị sức đối lập rất mạnh, nhất là các thầy trẻ tiếp thu văn minh mới dễ đối lập với Phật giáo truyền thống, thì sẽ bị họ nhận chìm.

Chính vì sự kế thừa có chọn lọc như vậy, chúng ta nhận thấy trong kinh Nguyên thủy, những lời Phật dạy phảng phất tư tưởng của Bà la môn giáo, của Phệ Đà, của sáu phái ngoại đạo Upanishad. Những gì Đức Phật phê phán ngoại đạo, chúng ta gọi là kế thừa đối lập. Người xưa cũng nói rằng xe trước đổ, xe sau tránh. Dấu mòn cũ cũng giúp chúng ta thấy đúng sai, thấy có hố xe đổ, chúng ta phải dừng lại, tìm đường khác mà đi. Nhờ học thuyết không đứng vững, chúng ta nảy sinh được tư tưởng mới; còn kế thừa theo truyền thống thì cứ nhắm mắt theo.

Quán sát thời Phật tại thế, lúc đó đạo Bà La Môn  đã rơi vào tình trạng suy đồi đến mức xã hội không chấp nhận. Và Đức Phật đã kế thừa đạo Bà La Môn trong thế đối lập, nên được dân chúng Ấn thời đó tin theo. Tư tưởng đối lập của Phật là gì ? Nghĩa là Đức Phật bác bỏ chủ trương tập ấm, tập truyền của Bà La Môn. Ngài khẳng định rằng con người không có giai cấp, không nhất thiết người theo đạo Bà La Môn thì thông minh, vì trí thông minh đều có trong bốn giai cấp thời đó.

Tư tưởng mới của Đức Phật là không chấp nhận giai cấp mà chỉ  Đức Phật mới đủ tư cách nói lên chân lý này, vì Ngài xuất thân từ giai cấp cao trong xã hội bấy giờ. Quần chúng Ấn Độ đã tin theo Phật, vì Ngài nói lên nguyện vọng của họ, bênh vực quyền lợi cho họ. Đến khi quần chúng theo Phật đông, uy tín Phật rất mạnh, đạo lực Phật siêu việt, nên buộc vua chúa cũng phải theo Ngài. Đức Phật đã dung hóa được bốn giai cấp vốn không thể nhìn nhau, mà nay có thể ngồi lại với nhau, tạo thành xã hội an lạc thật sự.

Chủ trương không có giai cấp do Đức Phật đề ra, chúng ta nên hiểu như thế nào? Nếu nhìn đúng như thật, chúng ta phải thấy sự bình đẳng luôn hiện hữu trên chân lý, còn trong thực tế xã hội này, phải chấp nhận có sự sai biệt khác nhau của từng người. Đừng hiểu lầm rằng thực tế cuộc sống này không có sai biệt mới tốt; vì không thể nào không có sự sai biệt giữa con người. Thật vậy, chúng ta cùng tu theo Phật giáo, nhưng tôi thuyết pháp, thầy Tại làm thư ký, thầy Quang Thạnh thì vận động Phật tử mở đầu việc cúng dường hai tuần cho trường hạ.  Tất cả chúng ta, mỗi người có một việc khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là giữ gìn uy tín, danh dự của trường hạ này. Không phải tất cả mọi người ở đây cùng làm một việc. Tùy theo trình độ, tùy khả năng, tùy hoàn cảnh mà chúng ta đóng góp cho Phật giáo khác nhau, không loại bỏ ai ra ngoài; đó là tinh thần phát triển, trừ bỏ một thành phần nào cũng làm cho Phật giáo bị suy yếu, bị phân hóa.

Giáo hội Phật giáo chúng ta nhờ đoàn kết và chấp nhận sự sai biệt của các hệ phái, nên đã thành tựu một số việc đáng kể trong suốt 30 năm qua. Mỗi người làm một việc đúng với khả năng mình, nhất định đều đóng góp được lợi ích cho đạo pháp. Phật giáo Đại thừa triển khai giáo pháp cho đại chúng theo được, từ đó mới có những nhân vật của truyền thống Ấn Độ, như Đại Phạm Thiên vương, Trì Quốc Thiên vương, Tỳ Sa Môn Thiên vương là chư Thiên mà người Ấn tin tưởng. Đó chính là tinh thần kế thừa có chọn lọc, tức có sự thay đổi mà dân chúng Ấn chấp nhận được.

Với tinh thần dung hóa như vậy, Phật giáo phát triển truyền lên phía Bắc gặp văn minh Ai Cập, Hy Lạp, La Mã là ba nền văn minh lớn của Trung Đông và tiếp thu ba nền văn minh này, hình thành tư tưởng Phật giáo Đại thừa. Như vậy, có thể nói vào thời kỳ đó, tư tưởng Phật giáo đã trở thành đỉnh cao của văn minh nhân loại. Nhưng khi Phật giáo phát triển mạnh mẽ như vậy, cũng phạm phải sai lầm. Thật vậy, Phật giáo rực rỡ ở Iran, Irak với những pho tượng Phật vĩ đại cao đến 60 - 70 mét, nhưng dân chúng ở đây không theo đạo Phật. Phật giáo mạnh về tư tưởng siêu tuyệt, nhưng yếu vì không thâm nhập được vào đời sống quần chúng. Vì vậy, từ vị trí thống lĩnh toàn cầu về tư tưởng, Phật giáo đã rơi vào thế yếu, vì bỏ rơi quần chúng. Không kết hợp được với quần chúng, nên Phật giáo bị phân hóa, cuối cùng bị Hồi giáo sát hại. Đây là bài học ngàn vàng mà quý thầy cần ghi nhớ, sự phát triển về tư tưởng rất cần thiết, nhưng lực lượng quần chúng cũng quan trọng không kém. Ngày nào Phật giáo không còn là nơi nương tựa vững chắc của quần chúng thì biết Phật giáo sắp bị tận diệt.

Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật nói rằng quần chúng là quan trọng nhất. Dù chúng ta có lên đến đỉnh cao là Phật, nhưng không phải ngự mãi trên cao này được. Trở về thực tế, thầy nào có hai, ba bằng cấp tiến sĩ, đừng nghĩ mình là nhất; vì không có quần chúng ủng hộ, sẽ bị rớt xuống. Nền tảng là quần chúng chiếm 80%, thành phần ở giữa khoảng 20% và ở trên đỉnh chỉ có 1%.

Phật giáo Việt Nam rất may mắn, vừa tiếp thu được những nền văn minh của Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, lại đón nhận thêm nền văn minh Trung Hoa. Và chính bậc Đại Thiền sư lỗi lạc là Ngài Vạn Hạnh đã vận dụng được năm nền văn minh này vào việc hoằng hóa lợi sinh ở đất nước Việt Nam nhỏ bé, tạo thành sức mạnh siêu quần cho đất nước chúng ta nói chung và làm nên thời kỳ vàng son cho Phật giáo Lý Trần nói riêng.

Có thể khẳng định Phật giáo Bắc tông tôn thờ các thần linh, nhưng chính yếu vẫn là phát huy năng lực của con người. Còn tiếp thu để biến mình trở thành kẻ nô lệ là sai lầm, không phải mục tiêu của Phật giáo Đại thừa.

Phật giáo đời Lý phát triển lên đến đỉnh cao, các thiền sư đều là nhà trí thức; cho nên trong 51 nhà văn của đất nước ta đã có đến 49 nhà sư. Bấy giờ các nhà sư chỉ lo làm thơ, viết văn, không ai làm việc cầu an cầu siêu cho quần chúng, thì mất tín đồ là sự thật hiển nhiên. Thiết nghĩ Phật giáo càng phát triển cao về triết lý thì càng xa rời  quần chúng. Ý thức điều này, tôi xây dựng đạo tràng Pháp Hoa là xây dựng quần chúng. Tôi làm được một số Phật sự nhờ có hơn 100 đạo tràng từ Cà Mau đến Móng Cái với trên hai vạn tín đồ. Trên tinh thần xây dựng quần chúng, Phật giáo Nhật Bản cũng quy định mỗi thầy phải hóa độ được ít nhất là 100 gia đình. Còn chúng ta lo tu học nhiều, mà không quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân là điều bất lợi cho Phật giáo. Chúng ta vẫn tu, vẫn học, nhưng khi bổn đạo cần chúng ta hộ niệm cầu an hay cầu siêu, thì nên làm, vì đó là hành Bồ tát đạo để Phật giáo tồn tại trên thế gian này.

Theo tôi, tông phái nào cũng được, quan trọng là quần chúng có chấp nhận và tu theo được hay không. Và khi được quần chúng ủng hộ rồi, chúng ta không nên xé lẻ ra mà nên sinh hoạt chung trong Giáo hội. Thấy người làm được việc, chúng ta kính trọng, không nên gièm pha. Hòa thượng Thanh Từ xây dựng được nhiều thiền viện, độ được nhiều Tăng Ni, Phật tử, Ngài là bậc cao tăng đáng kính trọng. Hoặc Hòa thượng Nhất Hạnh thành công trên con đường hoằng pháp khắp thế giới. Tôi coi thành công của Ngài là thành công của Phật giáo Việt Nam , rất đáng được trân trọng. Ngài truyền đạo ở các nước Tây phương, nên phải thích nghi với văn hóa Tây phương. Ngài để tượng Đức Phật nhìn tượng Đức Chúa, hai đấng giáo chủ này mỉm cười với nhau. Nếu không hiểu Hòa thượng thì chê bai, nhưng đạo hạnh của Ngài đã cảm hóa được nhiều người, đó là tinh thần đa dạng, đa phương của Phật giáo Đại thừa.

Trong kinh Pháp Hoa, ý này được Đức Phật ví như đất sét, tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng mà người thợ tạo ra những món đồ khác nhau, tiêu biểu cho những phương tiện của đạo Phật. Cũng giống như vậy, đến đâu hành đạo, nếu người ta cần coi ngày giờ tốt xấu, tôi cũng coi được, để đáp ứng nhu cầu của quần chúng, nhưng cốt lõi bên trong của mình vẫn là tu sĩ Phật giáo. Còn phương tiện thì đa phương, đa dạng và tùy theo thời gian mà chúng ta thay đổi cho thích hợp, để dần dần dìu dắt mọi người theo Phật đạo.

Tóm lại, để sinh hoạt Phật giáo tồn tại và phát triển trên thế gian này, chúng ta không chỉ lo phát triển số đông tín đồ, mà quên việc đào tạo người lãnh đạo, quên việc phát triển đức hạnh và tâm linh của người tu; hoặc ngược lại, không phải chỉ chú trọng việc tu học, mà không quan tâm đến việc hướng dẫn quần chúng ứng dụng Phật pháp vào cuộc sống hàng ngày, hay không đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của số đông người dân thường.

Tăng Ni và Phật tử, mỗi người bằng tất cả tấm lòng vì đạo của mình và tùy theo khả năng, tận lực đóng góp cho ngôi nhà Phật giáo luôn là bóng mát bình yên cho mọi người nương tựa. Đó chính là chân tinh thần Phật giáo Đại thừa hướng đến cho mọi người, vì hạnh phúc, an vui của mọi người.